Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Tổng thống Putin: Nga-Trung quyết tâm thúc đẩy trật tự thế giới đa cực
    Tin Việt Nam
Nam sinh người Việt lọt top gương mặt trẻ nổi bật châu Á
    Tin Cộng Đồng
Dịch tả lợn Châu Phi tái bùng phát diện rộng tại Bắc Kạn
    Tin Hoa Kỳ
Xe buýt chở 53 người bị lật tại Florida, ít nhất 8 người tử vong
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Tổng thống Joe Biden trao huân chương cho Dương Tử Quỳnh tại Nhà Trắng
    Âm Nhạc
Westlife thông báo trở lại Việt Nam với 2 đêm diễn tại Hà Nội
    Văn Học
'Cần thực chất trong giáo dục để tạo ra những công dân trẻ có tư duy sáng tạo và phản biện'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Kinh Tế
“OPEC có thể sắp hết thời”
Việc Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) từ chối giảm sản lượng đã khiến giá vàng giảm chóng mặt từ mùa hè năm ngoái. Tuy vậy, theo hãng tin Bloomberg, một nghiên cứu mà Ngân hàng Thế giới (WB) vừa công bố lại nói rằng, tổ chức này có thể sẽ không tồn tại được lâu nữa.

 



 


Thời gian qua, OPEC đã thể hiện rõ quyết tâm bảo vệ thị phần của mình trên thị trường dầu lửa toàn cầu trước sự cạnh tranh của các công ty khai thác dầu đá phiến ở Mỹ và dầu cát ở Canada. Chiến lược này của OPEC dựa trên quan điểm cho rằng, một thời gian dài giá dầu ở mức thấp sẽ buộc các nhà sản xuất khác với chi phí sản xuất cao hơn buộc phải cắt giảm sản lượng, nhờ đó OPEC tái khẳng định được ảnh hưởng của khối. Nguồn cung dầu của OPEC chiếm khoảng 40% nguồn cung dầu của toàn thế giới.

 

Tuy vậy, với góc nhìn lịch sử, WB cho rằng, khó có thể duy trì một liên minh (cartel) các nhà sản xuất hàng hóa cơ bản như OPEC trong bối cảnh các lực lượng thị trường và công nghệ ngày càng phát triển.

 

Sau Chiến tranh Thế giới thứ hai, một số thỏa thuận đã đạt được nhằm quản lý hoạt động thương mại đối với các mặt hàng như lúa mỳ, đường, kẽm, cà phê và dầu oliu - nghiên cứu của WB cho biết. Các nước sản xuất và tiêu dùng các mặt hàng này thường đàm phán các thỏa thuận để bình ổn giá cả. Nhưng tất cả các thỏa thuận cuối cùng đều đã sụp đổ, ngoại trừ OPEC - tổ chức được thành lập vào năm 1960 và do Saudi Arabia dẫn đầu.

 

Hãy lấy kẽm làm một ví dụ. Từng có thời kẽm được dùng làm hộp đựng thức ăn. Hầu hết lon đựng đồ uống từng được làm từ kẽm. Nhưng hiện nay, nhiệm vụ này đã được chuyển sang cho nhôm, một kim loại nhẹ hơn và ít bị ăn mòn hơn. Theo WB, sự nổi lên của nhôm như một vật liệu thay thế chính là động lực chính đằng sau sự sụp đổ của liên minh kẽm vào năm 1985 sau 29 năm hoạt động.

 

Cao su tự nhiên là một ví dụ khác. Ba nước sản xuất cao su lớn là Indonesia, Malaysia và Thái Lan đã thành lập một liên minh vào năm 1979. Giá cao su tính bằng đồng USD đã giảm mạnh vào cuối thập niên 1990 do nhu cầu giảm dưới tác động của cuộc khủng hoảng tài chính châu Á. WB nhấn mạnh rằng, nhu cầu giảm lẽ ra khiến liên minh cao su cắt giảm sản lượng, nhưng việc đồng nội tệ của các nước trong liên minh này mất giá mạnh, đẩy giá cao su trong nước tăng, vô tình khuyến khích người trồng cao su sản xuất nhiều hơn. Cuối cùng, liên minh này đã sụp đổ vào năm 1999.

 

Còn OPEC thì sao? Tổ chức này đã thể hiện rõ sức mạnh qua hai cú sốc dầu lửa vào thập niên 1970 khi giá dầu tăng vọt. Tuy vậy, sự xuất hiện của các nhà sản xuất mới và tình trạng “mất đoàn kết” giữa các thành viên OPEC đã xói mòn ảnh hưởng của tổ chức này trong hai thập kỷ qua - WB nhận xét. 

 

“Có lúc, OPEC không còn cho thấy những dấu hiệu của một liên minh hiệu quả nữa”, ông Michael Levi, một thành viên cấp cao thuộc Hội đồng Đối ngoại Mỹ, nhận xét. “Đã có lúc, Saudi Arabia đã tự tìm cách ổn định thị trường”.

 

Theo nhận định của WB, các nhà sản xuất dầu mới như các công ty dầu đá phiến của Mỹ và các nhà sản xuất năng lượng phi truyền thống như các công ty nhiên liệu sinh học có thể sắp đến lúc là lực lượng nắm ảnh hưởng lớn trên thị trường dầu lửa của thế giới.

 

Tuy vậy, số phận của OPEC chưa thể hoàn toàn khép lại. WB cho rằng, OPEC có thể sẽ được lợi từ việc khối này không chịu tác động từ điều khoản về việc khối có thể can thiệp thị trường như thế nào - điều khoản mà nhiều liên minh khác có. Nhờ đó, OPEC có khả năng phản ứng linh hoạt hơn.

 

“Lần gần đây nhất khi OPEC rơi vào tình cảnh giống hiện nay là khi giá dầu sụt giảm mạnh vào thập niên 1980. Khi đó, nhiều người cũng đã nói OPEC sắp ‘chết’”, chuyên gia Benn Steil thuộc Hội đồng Đối ngoại Mỹ lưu ý. “Nhưng OPEC đã không ‘chết’, vì khi các lực lượng nền tảng của ngành dầu lửa ổn định trở lại nhờ mức giá dầu hồi phục, OPEC bắt đầu lấy lại ảnh hưởng”.
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Giá xăng lao dốc, RON 95 giảm còn hơn 23.000 đồng/lít (16-05-2024)
    Tín dụng cải thiện, lãi suất tiết kiệm thoát 'đáy' (16-05-2024)
    Kỳ vọng sự ổn định của giá vàng thế giới (16-05-2024)
    Những cái 'nhất' trong phiên đấu thầu vàng miếng lần 7 (16-05-2024)
    Giá vàng 15/5: Vàng SJC, vàng nhẫn cùng 'lao dốc' sau phiên đấu thầu (15-05-2024)
    Thứ trưởng Bộ Công an đề xuất giải pháp ổn định thị trường vàng (15-05-2024)
    Bộ Tài chính có công điện khẩn về chống buôn lậu vàng (14-05-2024)
    Ngày 14/5: tiếp tục đấu thầu vàng miếng, Chính phủ sẽ họp với NHNN (13-05-2024)
    Cảnh báo rủi ro mua bán vàng khi giá 'điên loạn' (12-05-2024)
    Giá vàng hôm nay ngày 12/5 giảm cực mạnh (12-05-2024)
    TP HCM chỉ đạo SJC tiếp tục thực hiện ngay công tác bình ổn thị trường vàng (12-05-2024)
    Phối hợp quản lý thị trường vàng (12-05-2024)
    Giá xăng giảm mạnh, xăng RON 95-III còn hơn 23.500 đồng/lít (09-05-2024)
    Giá vàng tiếp tục tăng dữ dội, vượt 89 triệu đồng/lượng (09-05-2024)
    Sầu riêng Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc tăng mạnh (09-05-2024)
    VN-Index đứt mạch 6 phiên tăng, khối ngoại xả ròng tiếp hơn 1.700 tỷ (09-05-2024)
    Giữa lúc đồng yên Nhật lao đao, mọi sự chú ý dồn về phía Trung Quốc (09-05-2024)
    Đấu giá thành công 3.400 lượng vàng với giá 86,05 triệu đồng/lượng (08-05-2024)
    Thủ tướng: Ngân hàng Việt phải vượt lên so với khu vực (08-05-2024)
    Đáp trả Mỹ, Nga cho phép tịch thu tài sản ngân hàng phương Tây (08-05-2024)

Các bài viết cũ:
    Thời điểm quyết định của Eurozone (10-03-2015)
    Giá dầu ảm đạm, vàng mất giá mạnh (09-03-2015)
    Mỹ có thể soán ngôi vua dầu mỏ? (08-03-2015)
    Sợ Fed, giới đầu tư bán tháo vàng (07-03-2015)
    Sri Lanka đình chỉ dự án 1,5 tỉ USD của Trung Quốc (05-03-2015)
    Tết và GDP (05-03-2015)
    Kinh tế Nga có thể “cầm cự” đến bao giờ? (04-03-2015)
    Doanh nhân Phạm Nhật Vượng tiếp tục là người giàu nhất Việt Nam (03-03-2015)
    Mặt “phải” của khủng hoảng tài chính (02-03-2015)
    Muốn quốc gia giàu mạnh, 'nhà nước kiến tạo' phải thay thế 'nhà nước quản lý' (01-03-2015)
    Chiến lược 'thả nổi giá dầu' của OPEC bắt đầu có hiệu quả (28-02-2015)
    'Rừng vàng, biển bạc' chỉ còn là dĩ vãng (26-02-2015)
    Giá dầu: Giảm để thay đổi (25-02-2015)
    Chân dung nữ chủ tịch quyền lực của Cục dự trữ Liên bang Mỹ (24-02-2015)
    Bạn thích Tết hay GDP? (23-02-2015)
    Những chuyện ít người biết về tỷ phú Phạm Nhật Vượng (22-02-2015)
    Đầu tư Trung Quốc vào Pháp: “Chào mừng những kẻ xâm lăng!” (18-02-2015)
    Kinh tế Nhật Bản: Đã thấy gam màu sáng (17-02-2015)
    Những người giàu nhất thế giới đang sống ở đâu? (16-02-2015)
    Khi con rồng Ấn Độ cho con rồng Trung Quốc hít khói (14-02-2015)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 153106994.